Tổng giám mục Kelvin Felix

Sau 25 năm thi hành các công việc mục vụ trên cương vị là một linh mục, ngày 17 tháng 7 năm 1981, Tòa Thánh loan báo tin Giáo hoàng đã quyết định tuyển chọn linh mục Kelvin Felix gia nhập hàng ngũ các Giám mục Công giáo trên toàn thế giới, với vị trí được sắp xếp là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Castries. Lễ tấn phong cho vị tân Tổng giám mục được tổ chức cách trọng thể sau đó vào ngày 5 tháng 10, với phần nghi thức truyền chức trọng thể được cử hành bởi ba vị giáo sĩ cấp cao: Chủ phong là Tổng giám mục Paul Fouad Naïm Tabet, Sứ thần Tòa Thánh vùng Antilles và hai vị còn lại, với vai trò phụ phong, gồm Tổng giám mục Gordon Anthony Pantin, C.S.Sp, Tổng giáo phận đô thành Tổng giáo phận Port of Spain, Trinidad và Tobago và Tổng giám mục Samuel Emmanuel Carter, S.J, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Kingston in Jamaica.[7] Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu:Ut omnes ut unum sint[3]

Ngoài chức danh Tổng giám mục, ông còn tích cực kiêm nhiệm nhiều vai trò khác như Phó Tổng Thư ký Hội nghị các Giáo hội Vùng Caribê từ năm 1981 đến năm 1986,[5] sau đó thì kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Vùng Antilles từ năm 1991 đến năm 1997.[3] Song song với các nhiệm vụ trên, ông còn là thành viên nhiều ủy ban khác nhau của Tòa Thánh: Hội đồng Giáo hoàng về Cuộc sống Gia đình, Vox Clara, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và Công đồng cho châu Mỹ.[5]

Năm 2004, Tổng giám mục Felix bị tấn công bằng dao ngay bên ngoài nhà thờ của mình, khiến ông bị một vết thương nhẹ tại vị trí cổ họng, nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng vì con dao bị chặn lại với cổ áo giáo sĩ.[6]

Sau 27 năm trên cương vị Tổng giám mục, ông đã đệ nộp đơn từ nhiệm lên Tòa Thánh và đã được chấp thuận vào ngày 15 tháng 2 năm 2008, tức vào đúng sinh nhật thứ 75 của ông.[7] Sau khi từ nhiệm, ông trở về nơi ông sinh ra là Dominica và làm linh mục giáo xứ Grandbay và sau đó đến Soufriere, nơi ông vẫn cư trú và giúp đỡ hoạt động.[5]

Ghi nhận

Ông đã được trao học vị Tiến sĩ Luật danh dự của Đại học Francis Xavier ở Nova Scotia năm 1986. Hồng y Felix được ghi nhận các đóng góp của mình bằng cách được trao các huân chương: Huân chương Đế quốc Anh (OBE) năm 1992, Huân chương danh dự của Đôminica, là huân chương cai quý nhất quốc gia này vào năm 1999 và Huân chương danh dự của Saint Lucia vào năm 2002.[5]